Phù Long là một xã trên địa bàn Huyện Cát Hải có hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của nhiều giống loài sinh vật đặc biệt là các loài động vật thủy sinh. Nằm ở vị trí giao nhau của ba cửa sông lớn: Sông Chanh, sông Nam Triệu và cửa sông chảy từ Hạ Long tỉnh Quảng Ninh đổ ra biển qua Sông Lạch Huyện. Với đặc điểm trên, hàng năm các bãi triều và rừng ngập mặn xã Phù Long được tích tụ một lượng phù sa màu mỡ. Nguồn dinh dưỡng từ các con sông đổ về đã tạo nên môi trường sống vô cùng thích hợp, thu hút các loài sinh vật đến trú ngụ. Rừng ngập mặn Phù Long là nơi sinh sản, sinh trưởng của các loài thủy, hải sản như: cua, ghẹ, tôm rảo, tôm he và nhiều loài cả biển. Lớp mùn bã hữu cơ dưới tán rừng và các bãi triều ven rừng ngập mặn còn là nơi sinh trưởng phát triển của các loài nhuyễn thể như: Phi Phi, Ngản, Sò huyết, Sâu đất... Sự phong phú, đa dạng về thành phần giống loài động thực vật của vùng đất ngập nước này đem đến những giá trị và lợi ích nhiều mặt cho cộng đồng dân cư trên địa bàn xã Phù Long.
Cua Phù Long là loài động vật giáp xác, chân đốt, sống tự nhiên trong khu rừng ngập mặn, dưới hệ thống sông ngòi và hang đá. Phát triển bằng cách lột xác. Thức ăn chủ yếu là phù du trong nước và các loài như dọn, dắt, hà... Cua Phù Long hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển rừng ngập mặn từ bao đời nay. Cua Phù Long có hàm lượng dinh dưỡng cao, là sản phẩm đặc thù của địa phương. Phù Long có hai loài cua chính cua xanh (cua bùn) và cua lửa (theo tiếng gọi của địa phương) sống trong các hang đá ven chân núi.
.- Đặc tính sản phẩm: Vỏ cua màu xanh xậm, chân ngắn, chuyển động nhanh, nhìn tổng thể trông cua khôn và tinh nhanh.
- Chất lượng sản phẩm: Cua Phù Long có vị ngọt, mặn, có giá trị dinh dưỡng cao.
Tháng 4/2010 mô hình nuôi cua biển trong rừng ngập mặn do anh Thiều Văn Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh) nghiên cứu được triển khai đầu tiên tại thôn Nam, xã Vạn Ninh (TP Móng Cái), sau đó tiếp tục triển khai thêm một mô hình nữa tại xã Đại Bình (huyện Đầm Hà). Sau một thời gian nuôi trồng cho thấy trên cùng 1 diện tích, cua nuôi trong rừng ngập mặn có tỷ lệ sống, năngsuất nuôi cao hơn; thời gian nuôi ngắn hơn và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp hơn đặc biệt là cua ít bệnh dịch hơn so với nuôi cua trong ao, đầm. Sau 3 - 3,5 tháng, cua được nuôi trong rừng ngập mặn đạt năng suất bình quân 900 - 1000kg / ha màu sắc cua tươi sáng, tự nhiên. Qua đó, lợi nhuận của nuôi cua biển trong rừng ngập mặn thường cao gấp 1,7 lần so với hình thức nuôi truyền thống hiện nay.Về phần chuẩn bị nguyên liệu cho mô hình cần có các Nguyên liệu sau :
- Diện tích ao, đầm.
- Vây lưới. (dùng cho các ô đầm thấp)
- Con giống cua
- Thức ăn (dắt, hà, don...)
- Dụng cụ đánh bắt (lưới, lồng, đăng đó...)
Quy trình sản xuất cũng được sắp xếp hợp lý và chặt chẽ :
Bước 1: Cải tạo ao đầm: Trước khi thả giống các hộ nuôi thường phơi, vệ sinh đáy đầm từ 15 đến 30 ngày.
Bước 2. Lấy nước từ các sông ngòi kết hợp với lấy các loại giống khác có tự nhiên trong nước theo dòng vào đầm.
Bước 3: Thả giống: Giống được lấy từ các khu vực lân cận, kích cỡ, được chia nhỏ từng khay. (tỷ lệ % sống từ trung bình 30 đến 50%). Do phụ thuộc vào nguồn giống có hộ tỷ lệ % sống cũng có thể cao hơn, cũng có thể chết 100%. (do thời điểm thả, nguồn dinh dưỡng, thổ nhưỡng...)
Bước 4: Quản lý và chăm sóc cua:
Khi cua được từ 100g trở lên (thường sau 2-3 tháng) cho cua ăn từ 1 đến 2 bữa/ngày bằng các loại thức ăn tự nhiên như hà, don, dắt...(thức ăn được cho vào các khay hoặc vó để xử lý ô nhiễm...). Hiện nay, các hộ ít sử dụng cá tạp để cho cua ăn, vì biện pháp này gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các loại giống thuỷ sản khác.
Bước 5: Thu hoạch.
Sau thời gian từ 4 đến 6 tháng, tuỳ theo chủng loại giống thả ban đầu, các hộ tiến hành thu hoạch bằng cách đánh lưới, đánh lồng, cắm đăng đó để thu hoặch. Thành quả thu được là :
- Sản lượng tiêu thụ: 7.500kg
- Đặc tính sản phẩm: Vỏ cua màu xanh xậm, chân ngắn, chuyển động nhanh, nhìn tổng thể trông cua khôn và tinh nhanh.
- Chất lượng sản phẩm: Cua Phù Long có vị ngọt, mặn, có giá trị dinh dưỡng cao.
Mô hình sản xuất này được phát triển từ năm 2000 trở lại đây. Phần lớn các hộ dân nuôi xen kẽ với các loại giống khác như tôm, cá... Tuy chưa đem lại nguồn thu nhập chính của các hộ dân nuôi trồng thuỷ sản, nhưng sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao và là nguồn thực phẩm không thể thiếu khi mỗi du khách cũng như người dân đến với địa phương có nhu cầu thưởng thức các món ăn tại quần đảo Cát Bà.
Thực tế người dân xã Phù Long đã phát triển nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn từ cách đây 20 năm và trở thành một nghề tạo ra thu nhập ổn định cho người dân và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên, người dân nuôi trồng trên 1 một số đối tượng như: Ngạo bãi triều, tôm, cua trong ao đầm, việc khai hoang khoanh đắp các đầm nuôi thủy sản đã làm giảm đáng kể các diện tích rừng ngập mặn tự nhiên. Đồng thời làm ảnh hưởng tới môi trường sống của các loài động vật thủy sinh, gây suy giảm nguồn lợi tự nhiên. Trong những năm gần đây, do nhu cầu tăng cao và sự đánh bắt không hợp lý giống cua Phù Long đã bị giảm rất nhiều, nhân dân đã chủ động mua giống từ những địa phương lân cận để nuôi, giống của Phủ Long đã bị mai một.Mô hình thí điểm nuôi cua biển dưới tán rừng ngập mặn xã Phù Long được triển khai dựa trên yêu cầu, định hướng về những giải pháp cấp bách để góp phần thực hiện mục tiêu gìn giữ, bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn và đồng thời đảm bảo về an sinh cho người dân đã nhiều năm sống bằng nghề NTTS tại đây. Điều này đã được lãnh đạo Thành Ủy, Ủy ban nhân dân thành phố và Huyện quan tâm chỉ đạo. Do đó, ngoài ý nghĩa là nhiệm vụ khoa học công nghệ đơn thuần mô hình còn là giải pháp tiền đề để thực hiện nhiều nhiệm vụ tiếp theo ( trồng mới, trồng bổ sung rừng ngập mặn; quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất..).Việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi cua biển dưới tán rừng ngập mặn tại xã Phù Long là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu và định hướng đa dạng hóa đối tượng, hình thức nuôi của huyện Cát Hải nói riêng và của ngành thủy sản Hải Phòng nói chung. Nhiệm vụ thành công có thể phổ biến nhân rộng, tận dụng được diện tích rừng ngập mặn để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Bên cạnh giá trị kinh tế, nâng cao giá trị đời sống của người dân, nhiệm vụ thử nghiệm mô hình nuôi cua biển thử nghiệm dưới tán rừng ngập mặn còn là hướng đi mới về sinh kế bền vững cho người dân. Góp phần bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, bảo tồn đa dạng sinh học Khu dự trữ sinh quyển Thế giới - Quần đảo Cát Bà.Thành công của mô hình có ý ngĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Thành Phố và Huyện. Hiệu quả của mô hình không chỉ mang lại thu nhập cho người dân mà còn có ảnh hưởng, tác động lớn về tâm lý và nhận thức của người dân trong việc bảo vệ và phát huy những giá trị về cảnh quan, môi trường sinh thái và giá trị về nguồn lợi của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long. Qua đó, hình thành ý thức tự giác bảo vệ rừng, trồng rừng trong mỗi người dân có sinh kế liên quan đến rừng ngập mặn.
Quay về lịch sử, cách đây 64 năm, ngày 31/3/1959, trong chuyến thăm đảo Cát Bà và Cát Hải, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian tiếp xúc, gặp gỡ với nhân dân huyện đảo.Người căn dặn rằng: “Rừng là vàng, biển là bạc, rừng biển của ta do nhân dân ta làm chủ, phải ra sức khai thác, bảo vệ, phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để đời sống nhân dân ngày một ấm no, hạnh phúc”. Tiếp nối những hành động khai thác và bảo vệ tài nguyên ,hiện nay các mô hình nuôi trồng mới cũng đã mang lại rất nhiều lợi ích cho nhân dân. Mô hình nuôi cua ở Phù Long cũng vậy, nhân dân Phù Long đang cố gắng hết sức để : Xây dựng mô hình nuôi cua biển kết hợp với bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho cộng đồng .Bên cạnh đó, sẽ gắn phát triển nuôi trồng thủy sản với du lịch, bảo vệ di sản theo hướng hợp tác để nâng cao giá trị, tạo sinh kế và tăng thu nhập cho người dân dựa trên mô hình quản lý, tổ chức, liên kết phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương và các quy định có liên quan.